
địa chỉ: cuối đường 32 cắt đường xuống Cửa lò, Gần nhà thờ xã Nghi Phú. Tôi không nhớ rõ địa chỉ nhưng các bạn cứ theo đường từ Vinh xuống cửa lò nhìn sang tay phải là sẽ thấy ngôi nhà nhô mái ngói lên. Thực ra cách hay nhất là hỏi, dân Vinh ai cũng biết...

Bức tường bao quanh cao khoảng gần 4 mét (hãy nhìn người đứng gần bờ tường và so sánh), dát toàn đá trắng được nghiền tròn. Tường có mái lượn sóng đúng kiểu Trung Quốc. Giá của bức tường là 2 tỉ VNđ. (2000.000.000 VNđ)
Ngôi nhà đang trong thời gian xây dựng (6 năm, nay đã được 4) tuy nhiên nó đã giúp cho nhiều hộ gia đình xung quanh có thêm thu nhập nhờ trông xe. Ngày nào cũng có hàng đoàn khách đến thăm quan. Vì thế ngay các lối vào xóm họ đã viết chữ khá to: " Lối vào nhà gỗ Hòa Thân". Bạn chỉ cần đi dọc đường xuống Cửa lò nhìn vào mấy cái ngõ thể nào cũng thấy. Việc làm ăn của họ xem ra khá phát đạt vì đến 6 h chiều chủ nhật mà vẫn có nhiều người muốn vào xem.

đây là khu lán trại và tập kết vật liệu của thợ. Khuôn viên ngôi nhà khoảng 3000 mét vuông.
Chủ nhân của ngôi nhà khủng long này là ai? Tại sao lại gọi là nhà Hòa Thân? Những thông số kĩ thuật của ngôi nhà này đã khiến tất cả thợ xây, thợ mộc, các loại thợ cả nước phải lắc đầu lè lưỡi, sự thật thế nào mời các bạn theo dõi trong phần sau...
"Công trình đang trong giai đoạn thi công, quí khách đến thăm quan chú ý tai nạn gia đình không chịu trách nhiệm" đó là lời lưu ý gia chủ đã phải dán ở cửa vào để khách đến thăm quan cẩn thận.
Thiết nghĩ trứớc khi đi sâu vào tìm hiểu ngôi nhà, chúng ta cũng nên tìm hiểu một chút về người chủ của nó. Chúng tôi không có dịp gặp ông ta. Nhưng nghe dân vinh nói ông ta tên là Lê đình Cường (Cường Thọ) sinh năm 1965, dân gốc đô lương. Xung quanh vị đại gia này còn lắm điều bí mật, chỉ biết ông ta kinh doanh gỗ, có người lại nói ông ta là "trùm" gỗ của miền trung, thậm chí lại có người quả quyết "tay này làm ăn bất chính"
Về việc tại sao ông Cường cho xây ngôi nhà, có nhiều ý kiến. Nhưng tựu chung có hai ý kiến lớn:
+ Xây nhà làm hồi môn cho con gái (bé này đang học lớp 9, hồi môn to như vậy không biết dung nhan ra sao)
+ Làm lăng, sau này chết chôn luôn ở đấy, lưu danh thiên cổ.
Tuy nhiên tôi vì không đủ thông tin nên không dám nói càn. Cho nên cho quí vị trăm nghe không bằng một thấy.


đây là tiền đường (sảnh chính)của ngôi nhà. Diện tích 23*17=391 mét vuông. Quay về hướng nam, với 49 cột.



đầu hồi của căn nhà. để làm căn nhà này ông Cường đã phải sang Trung Quốc tìm mẫu. Ông đã đến Thiên An Môn nổi tiếng thế giới, Vạn lí trường thành kì quan. Nhưng ông đều không ưng. Cái thì ông Cường cho là xấu, không thích hợp, cái thì ông cho là toàn đá là đá không dính dáng gì đến chuyên môn của ông. Cuối cùng ông chọn phủ của đại gian thần Hòa Thân làm mẫu để xây nhà cho mình. Hòa thân là vị đại gia ăn cả quốc khố nhà thanh nên lẽ dĩ nhiên nhà của ông ta đẹp xứng đáng làm mẫu. Ông Cường đã thuê một công trình sư người Trung quốc sang vẽ lại kiểu làm "nhạc truởng" cho việc xây nhà của mình.Và vị nhạc trưởng nọ đã không làm phụ lòng ông.


Tất cả mái ngói, đồ trang trí bằng sứ trên thân ngôi nhà, ông Cường đều đặt làm bên trung quốc. Xin nói thêm, đây là những viên ngói đúng phong cách đời Thanh, có kích cỡ đặc biệt được làm riêng sao cho tương thích với số đo cơ thể gia chủ (cả ngôi nhà đều được thiết kế tính toán sao cho hợp với gia chủ). Cũng vì không tính toán đén yếu tố này khi lập lò nung ngói cho Văn miếu quốc tử giám nên người ta đã phải vứt đi mấy vạn viên ngói. Tức là, ngói nung xong thì lợp không vừa mái.




Còn đây là đầu đao trên mái.Cái này dài khỏang năm mét và là sứ nung liền một khối.
Nói đến ngôi nhà thì không thể không nói đến lực lượng hùng hậu nhân công xây nên nó.
Không rõ số lượng người xây nhưng không thể dưới một trăm, tôi không có thông kê chính xac nhưng nghe được hai chuyện như sau:
+ Tiền công cửu vạn vác đá cho thợ xây làm là 40 triệu.
+ Riêng số thợ đục chạm họa tiết thôi cũng nhiều ngang với một xưởng thủ công mĩ nghệ lớn


Những người thợ này đã ngồi đục chạm như vậy suốt 4 năm và còn hai năm nữa công việc của họ mới hoàn thành
đây là một đoàn thợ ở Bắc Ninh được thuê vào chạm. điều đặc biệt đây đều là những tay thợ có tuổi đời rất trẻ song tay nghề của họ cực cao.
Mỗi người thợ sẽ có một phần việc riêng. Trước mặt họ là một cuốn sách photocopy các họa tiết của nhà Hòa thân. Trên tai họ luôn gài một cây bút chì. Vẽ đến đâu đục luôn đến đấy. Nét đục chạm của họ được đánh giá là "lộng", đẹp, tóm lại là "khủng".
đây là sản phẩm của họ....

Bát tiên ( tám vị tiên)

Tích lã vọng câu cá

Hôm nay mệt quá. Blog này tôi làm ảnh là chính. Thực ra còn rất nhiều thông tin nhưng mệt quá rồi. Bạn nào thích nghe thì nhớ bình luận cho tôi nhé.
À quên cô bé đó đang học tại Vinh, anh nào muốn có 40 tỉ cứ về Vinh chỗ cuối đường 32 mà trồng cây si nhé. Tuy nhiên 40 tỉ đôi khi phải trả giá khá đắt đấy. Giờ đây Nghệ An đã có thêm một địa điểm du lịch mới. Cảm ơn đã đọc bài này ....
0 tin nhắn:
Đăng nhận xét