Đã đến lúc các bậc phụ huynh cần thúc đẩy quá trình học hỏi thực tiễn của trẻ, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo.
![]() |
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục tại Hà
Nội và TP.HCM vào tháng 5 vừa qua, hơn 80% trẻ tiểu học được xác định là
còn thiếu nhiều kỹ năng thực hành xã hội và khả năng nhạy bén trong tư
duy phân tích, giải quyết vấn đề, đặc biệt là thiếu linh hoạt trong xử
lý các tình huống thực tế.
Đây là một thực trạng đáng lo ngại đối với học vấn
cũng như sự nghiệp tương lai của trẻ sau này. Vì thế, đã đến lúc các bậc
phụ huynh cần thúc đẩy quá trình học hỏi thực tiễn của trẻ, đặc biệt là
khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo.
Quy trình học hỏi của trẻ bao gồm 3 bước: Tập trung
để đưa những thông tin quan trọng vào bộ nhớ, ghi nhớ để lưu trữ thông
tin và khi gặp tình huống để phân tích hay xử lý thì trẻ sẽ mang những
thông tin thích hợp ra sử dụng.
Như vậy, sự tập trung là bước đầu tiên và thiết yếu
trong quá trình học hỏi của trẻ. Độ tuổi cho trẻ đi học mẫu giáo là lúc
lên 3, cũng là lúc bộ não của trẻ cũng đã phát triển đến 80% nên việc
kích thích trí não hoạt động và làm việc là rất quan trọng để trẻ tăng
cường khả năng học hỏi.
Theo tiến sĩ Teresa Aubele, và Susan Reynolds trên
Psychology Today, chất béo là thành phần chủ yếu chiếm đến 60% trọng
lượng của bộ não. Trong đó, DHA chiếm 20% trong não bộ, và 50% –
60%trong võng mạc mắt. Do đó, nếu càng được bổ sung hàm lượng đúng DHA,
não bộ càng hoạt động hiệu quả và nhạy bén.
Cũng vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO) đã
khuyên cha mẹ bổ sung hàm lượng đúng DHA là từ 75mg/ngày đối với trẻ từ 1
tuổi trở lên để tận dụng và phát huy tối đa khả năng tập trung, ghi nhớ
và phân tích trong quá trình học hỏi của trẻ.
Khi trẻ đã có nền tảng trí não tốt, cha mẹ có thể
bắt tay vào việc rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ. Quá trình rèn
luyện này không phải là những bài học quá phức tạp mà chỉ cần cha mẹ chú
ý điều chỉnh trong cách nuôi dạy hàng ngày.
Theo Chuyên gia Sam Wass thuộc Trung tâm Phát triển
Bộ não và Nhận thức tại Birkbeck (đại học London), cha mẹ nên giúp trẻ
tập trung vào một mục tiêu nào đó trong những hoạt động hàng ngày, chẳng
hạn như cùng trẻ xem một quyển sách, hoặc cùng chơi một trò chơi nào
đó.
Trẻ cũng sẽ dễ dàng tập trung hơn nếu được tiếp xúc
với những điều mà trẻ thích. Vì thế, cha mẹ cần khơi gợi sự hứng thú ở
trẻ đối với những bài học cơ bản ở cấp mẫu giáo như tô màu, vẽ tranh hay
đánh vần.
Làm việc và nghiên cứu với hơn 19,000 sinh viên
hàng năm, Chuyên gia Sam Wass đã đi đến một kết luận: “Khả năng tập
trung cần được kiểm soát và rèn luyện ngay khi trẻ còn nhỏ vì những trẻ
có khả năng tập trung tốt hơn thường có khả năng học tập vượt trội hơn,
đặc biệt là khi bước vào môi trường có tính học thuật cao như đại học”.
Do đó nhận thức đúng đắn của cha mẹ đối với chế độ
dinh dưỡng và môi trường giáo dục sẽ giúp trẻ hình thành sự tập trung
tốt để sẵn sàng tích lũy kiến thức và gặt hái thành công trong học tập
cũng như sự nghiệp trong tương lai.
Theo afamily
3 tin nhắn:
Bài viết hay, rất có ich cho mình sau này khi có con :)
13:10 9 tháng 9, 2013Định hướng cho trẻ ngay từ khi mới bắt đầu, cám ơn bài viết rất bổ ích
15:35 4 tháng 10, 2013Bài viết rất hữu ích, có thêm kinh nghiệm nuôi con
13:38 18 tháng 1, 2015......................
Mua quần áo trẻ em xuất khẩu rẻ và đẹp ở đâu tại tphcm
Đăng nhận xét